Mua sắm trả thù

Mua sắm trả thù[1] (hay chi tiêu trả thù[2], mua sắm phục thù[3]; tiếng Anh: revenge buying[4], revenge shopping[5]) là một thuật ngữ đề cập đến sự gia tăng đột ngột việc mua sắm tiêu dùng sau khi mọi người bị từ chối cơ hội mua sắm trong một khoảng thời gian dài.[6] Việc mua sắm trả thù được cho là đã hình thành như một phản ứng của sự thất vọngkhó chịu về tâm lý do những hạn chế trong tự do đi lạithương mại. Không giống như việc mua sắm hoảng loạn, mua sắm trả thù còn dường như liên quan đến việc mua sắm hàng hóa không cần thiết, chẳng hạn như túi xách và quần áo, cũng như đá quýtrang sức.[6][7][8] Các ngành công nghiệp xoay quanh việc sản xuất những mặt hàng này, một trong những nguồn doanh thu chính của lĩnh vực bán lẻ, được xem là đã chịu tổn thất nặng trong thời gian đại dịch COVID-19.[9]Ban đầu mua sắm trả thù bắt nguồn ở Trung Quốc và đã dần xuất hiện ở các nền kinh tế sau thời gian mở cửa nền kinh tế. Người tiêu dùng tại các quốc gia như Hoa Kỳchâu Âu cũng đã có xu hướng tương tự và các thương hiệu xa xỉ đã có mức tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ phong tỏa do COVID-19.[10][5]